Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

5 loại kimono phổ biến ở Nhật Bản

Tham gia Du lịch nhật bản 6 ngày 5 đêm và khám phá văn hóa đất nước Nhật Bản người ta sẽ không thể nào bỏ qua một phần quan trọng đó, phần đã tạo nên cái hồn cho chính nền văn hóa đặc sắc này, đó là những chiếc áo kimono. Kimono nổi tiếng khắp thế giới là trang phục truyền thống của xứ sở Phù Tang, chứa đựng trong mình những phát triển đa dạng và phong phú. Để hiểu rõ hơn về trang phục đặc biệt của người Nhật, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những loại kimono phổ biến ở Nhật Bản.
5 loại kimono phổ biến ở Nhật Bản

Furisode
Furisode là loại kimono chỉ dành cho các cô gái độc thân, thường có màu sắc tươi sáng và làm bằng loại lụa tốt.Điểm đặc biệt của Furisode là tay áo rất dài và rộng. Thời xưa, các cô gái thường bày tỏ tình yêu với các chàng trai bằng cách vẫy ống tay áo. Ngày nay, Furisode thường được mặc trong các ngày lễ lớn, dự đám cưới hay tham gia một buổi tiệc trà.


Shiromaku
Shiromaku là trang phục truyền thống của các cô gái Nhật khi tổ chức cưới, đây là loại kimono rực rỡ và sang trộng nhất. Shiromaku thường có màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần. Shiromaku là loại kimono khá dài và tỏa tròn ra nên khi di chuyển cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm.



Houmongi
Houmongi là loại kimono dành cho các cô gái đã kết hôn, thay thế cho Furisode. Đây cũng là món quà của cha mẹ trao cho con gái khi hộ đi lấy chồng. Houmongi trở thành loại kimono dành cho các dịp đặc biệt của phụ nữ đã có chồng như tham dự đám cưới, tiệc trà, đi lễ, …


Tsukesage
Loại áo này thường được măc trong các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.Tsukesage thường có hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo, đắp ở đỉnh vai, họa tiết trên áo sáng và nổi rất rỡ.


Yukata

Đây là loại kimono được làm từ cotton dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc sáng và có kiểu thiết kế đơn giản, không cầu kì và rất dễ mặc. Yukata thường được mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè khác. Ngoài ra Yukata còn được sử dụng rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật Bản.


Với vài nét đặc trưng của những loại kimono phổ biến ở Nhật Bản hiện nay, chúng ta phần nào hình dung ra sự đa dạng và có phần phức tạp trong nghệ thuật mặc kimono của người Nhật. Tuy nhiên đây sẽ là những thông tin vô cùng giá trị với những ai đam mê văn hóa Nhật Bản và muốn theo học ngành nghệ thuật tại Nhật. Các bạn cần “bỏ túi” cho mình thật nhiều kiến thức trước khi đi tour nhat ban 6 ngay 5 dem  nhé!
Nguồn (Sưu tầm)

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Chirashi-don

Chirashi-don được kết hợp giữa sự giản dị tao nhã của những miếng cá sống tươi ngon với sự thoải mái từ bát cơm dung dị hàng ngày – donburi. Món đặc biệt tại Uogashi Senryo chính là Kaisen hitsumabushi, một loại chirashi donburi được trộn với rất nhiều miếng cá sống và được đặt trên cùng là uni – nhím biển và ikura – trứng cá hồi.

SuSi

Sushi thực sự là một trong những món quà ẩm thực mà Nhật Bản dành tặng thế giới. Hầu hết những gì thơ mộng nhất lại nằm ở những thứ bình dị mà bạn không hề nghĩ tới. Sushi ngon dựa vào hai điều: sự tươi mới của nguyên liệu và kĩ thuật dùng dao điêu luyện của người đầu bếp.
Bất kể bạn yêu thích sushi như thế nào, cá sống được phủ lên cơm cuộn trộn giấm, cuộn tròn trong rong biển hay được đặt vào giữa những khoanh gỗ hình chữ nhật, thì những suất sushi ngon lành vẫn được tìm thấy dễ dàng ở mọi mức giá.



Sushi ở Sushisho Masa tại Roppongi là một sự hoàn hảo. Từng miếng sushi đều được phục vụ với sự chỉ dẫn hết sức tinh tế và đặc biệt để thực khách có thể thưởng thức sao cho đúng cách. Với sự dao động trong khoảng 20.000 yên một người, điều đó cũng có chút khoa trương, nhưng sự hoàn hảo nào có cái giá rẻ đâu?

NÊN YÊU AI?


Hãy yêu một người yêu mình, một người bình thường thôi nhưng yêu bạn thật lòng.

Một người không cần có nhiều tiền, nhưng sẵn sàng tiêu hết số tiền họ có vì bạn.

Một người không cần đẹp trai, nhưng trong mắt họ bạn luôn là người đẹp nhất.

Người yêu không cần phải là người đặc biệt với kẻ khác, chỉ cần với họ mình đặc biệt là đủ.


Cố lên


Cố gắng lên! đừng bao giờ gục ngã
Dù cuộc đời, lắm bão tố phong ba
Hãy vững tin, mà bước về phía trước
Đừng bao giờ, lùi bước lại phía sau
Thôi bỏ qua những gì là quá khứ
Hãy đón chờ những thứ của ngày mai
Và biết đâu trên những chặng đường dài
Ta tìm thấy những gì mình đã mất




Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Khung cảnh đẹp tuyệt vời có thể nhìn thấy từ cửa sổ máy bay

Lựa chọn ngồi ở ngay lối đi trên các chuyến bay có thể giúp bạn ‘tiếp cận’ dễ dàng hơn với xe đẩy đồ ăn thức uống (nghe có vẻ hấp dẫn), tuy nhiên chỗ ngồi ngay cửa sổ lại là một lựa chọn không tồi khi bạn có thể chiêm ngưỡng những cảnh sắc thiên nhiên đẹp tuyệt vời như từ một bộ phim đúng chuẩn IMAX!
Trên các chuyến bay đường dài, nếu được lựa chọn hãy chọn ngồi ngay vị trí gần cửa sổ máy bay, và những hình ảnh tuyệt đẹp dưới đây sẽ hiện ra trước mắt bạn!
Nghiêm túc mà nói thì đây chính là một trong những thành phố đẹp nhất nhìn từ trên cao! Thành phố Rio de Janeiro. 

Thư của mẹ

Con thân yêu,
Đêm nay mẹ không ngủ được…
Con biết không, kể từ ngày con gái đi học đại học, ngôi nhà này đã vắng tiếng cười nói của con. Bố mẹ đã tập suốt 5 năm trời để quen với điều đó, quen với sự trống trải, quen với những hụt hẫng của việc không có con hàng ngày, hàng giờ, vì một lẽ bố mẹ đã quen ở bên con hơn 20 năm trời… Con gái biết không, và như vậy nghĩa là trong quỹ thời gian của bố mẹ có thêm những khoảng khắc chờ đợi, chờ đợi đến cuối tuần, cuối tháng con lại về với bố mẹ. Con sẽ tíu tít kể chuyện trên trời dưới biển, kể những nơi, những chỗ con đựơc đi đến, kể về những người bạn ở khắp mọi miền đất nước…Con bình yên và con vô tư .
Giờ thì con gái mẹ đã lớn, đã trở thành một phụ nữ, đã đi làm, có người yêu, có bạn bè đồng nghiệp, đã có những mối bận tâm riêng,…Và cái khoảnh khắc trông con về của bố mẹ lại càng kéo dài ra, vì con ít về hơn, con bận rộn và tham công tiếc việc. Bố mẹ không trách con, chỉ thương con, chỉ buồn vì không được nghe tiếng con….
Bẵng đi một dạo, con hay về với mẹ hơn. Nhưng lạ một điều là con hay về bất chợt, không phải cuối tuần, không phải ngày lễ, ngày nghỉ. Mẹ vui vì con về? không, giờ mẹ cảm thấy lo lắng nhiều hơn. Mẹ biết con gái mẹ vốn là người bận rộn, con sẽ không bỏ việc để đi thế này đâu. Mẹ lo lắng hơn khi trên đôi mắt con nặng trĩu những nỗi buồn, sự u ám, căng thẳng. Con ít nói, lặng lẽ và mệt mỏi. Con không muốn nói về vấn đề của con. Chắc hẳn con nghĩ mẹ sẽ không hiểu được vì dù sao nhịp sống trên đó cũng khác với ở quê mình, vì dù sao mẹ cũng là người của thế hệ trước, hoặc con không muốn mẹ lo lắng và muộn phiền. Nhưng con thân yêu, con đã về bên mẹ, vậy sao con không rũ bỏ mọi thứ ra khỏi người, sao con không để lại đằng sau những muộn phiền, sao con không khóc thật to để rửa hết những oan uổng, những đau lòng mà con đang kìm nén, đang giấu kín?
Mẹ có thể là một bà mẹ không tốt, không biết làm gì để giúp con nhưng mẹ đã là một người bạn của con suốt hơn hai mươi năm qua cơ mà, con không còn nhớ sao? Cả đêm mẹ đã không ngủ đựơc. Mẹ đi ra đi vào, ngắm con ngủ mà đau lòng quá. Con của mẹ xanh xao, gầy gò, mắt vẫn còn ngân ngấn lệ. Lúc ngủ con lại nhỏ bé như thiên thần, mẹ lại tìm thấy con của ngày xưa. Mẹ sợ sáng mai con tỉnh dậy rồi con lại trở về với những trăn trở của cuộc sống, con lại là con của ngày hôm nay, và mẹ lại không nắm bắt được…
Con thân yêu, mẹ biết con sẽ không nói cho mẹ những vấn đề của con, và mẹ cũng sẽ không gặng hỏi nữa cho đến khi nào con muốn nói. Mẹ biết con gái mẹ vốn yếu đuối, vốn hay khóc nhè. Con đã quên hết mọi thứ mẹ dạy con khi con mới đi học đại học rồi sao? Con phải luôn mỉm cười với hiện tại, phải luôn đối mặt với nó, vì cuộc đời vốn có lúc nọ lúc kia, không ai cười được mãi, và cũng chẳng ai khóc cả đời…
Trước kia, mỗi khi con gặp khó khăn, buồn phiền, con lại về bên mẹ khóc nức nở, và liến thoắng kể những oan ức này nọ. Giờ con cũng về, vẫn khóc, nhưng con lại im lặng, điều đó làm mẹ vừa mừng vừa lo. Mừng vì con mẹ đã bắt đầu biết chịu đựng, biết chấp nhận những thứ không hoàn hảo mà cuộc sống cho con. Lo vì từ giờ trở đi mẹ không còn song hành cùng những nỗi buồn của con nữa rồi.
Con vẫn hay càu nhàu là mẹ nói nhiều, nhưng mẹ vẫn phải nói những điều tưởng chừng như con đã nghe rồi. Con ạ, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, nên con đừng bất ngờ hay gục ngã trước những khó khăn tầm thường, nhỏ nhặt. Không phải đến giờ con mới biết thế nào là khó khăn, mà con đã đối mặt với nó ngay từ khi xuất hiện trên cuộc đời này, chỉ có điều đồng hành với khó khăn của con luôn có bố mẹ gánh vác, nên con chưa cảm nhận rõ ràng đó thôi.
Giờ đây, cả hai chân con đã bước vào cuộc đời mênh mông này, độc lập và tự mình chống chọi với khó khăn, nên có đôi lúc con cảm thấy quá sức cũng là điều dễ hiểu. Nhưng con hãy coi nó là tất yếu, hãy chấp nhận và vượt qua nó một cách lạc quan nhất. Vào những lúc tệ nhất, con hãy nghĩ cách để khắc phục hoàn cảnh đó, còn không thể khắc phục được thì con hãy mở rộng lòng mình ra để gật đầu chấp nhận. Như thế con sẽ thanh thản biết bao.
Cuộc đời không phải lúc nào cũng quay lưng lại với con đâu. Con hãy cứ cố gắng, nỗ lực hết sức trong mọi việc. Mẹ biết, ở cơ quan con có những mối quan hệ không tốt, đôi lúc mọi người chưa hiểu con. Điều đó cũng đâu có gì ghê gớm lắm, mẹ sống từng này tuổi, bao nhiêu năm trời mới có thể xây dựng được mối quan hệ tốt với các cô các bác đồng nghiệp. Con mới chỉ lò dò bước chân vào công việc, con chưa có làm người ta nể phục, tin tưởng, họ cũng chưa biết con gái mẹ là cô gái nhiệt tình, hiền lành và tốt bụng thế nào… Con hãy cho họ thời gian để họ đánh giá và hiểu con. Con cũng hãy cho mình thời gian để hoàn thiện và gần gũi với mọi người hơn nữa. Rồi một ngày nào đó, những đồng nghiệp của con cũng sẽ hiểu và yêu quý con như “ lũ bạn cấp 3” của con vậy.
Con cũng đừng quá vật vã hay buồn bã vì những điều không đâu, vì một câu nói châm chọc hay mỉa mai của ai đó. Những điều đó con phải coi là muối bỏ biển, con phải học cách phớt lờ để sống. Nếu con cứ chỉ chú tâm vào những điều đó thì con chỉ lún sâu vào vũng bùn của sự bi quan, chán nản, buồn rầu mà thôi. Đó là điều mẹ lo sợ nhất con ạ. Con hãy cứ cố gắng từ những việc nhỏ nhất, từng giây từng phút trên cuộc đời, nhưng đừng bao giờ đòi hỏi kết quả. Không phải con cứ cố gắng hôm nay thì ngày mai con sẽ thu nhận được kết quả ngay. Có đôi lúc ông trời sẽ bắt con phải chờ đợi, có thể là rất lâu đó con ạ…Đó vốn dĩ là quy luật của cuộc sống…
Mẹ biết, con rất hay khóc nhè, và dù thế nào đi chăng nữa thì con cũng sẽ vẫn khóc khi gặp vấp váp hay buồn đau. Con có thể khóc, nhưng tâm hồn của con thì phải vững, con phải tập rèn luyện để mang trong mình một bản lĩnh thép. Và con sẽ không bao giờ bị đánh đổ. Mẹ tin, con gái mẹ sẽ khôn lớn và vững vàng.
Giờ mẹ chẳng có thể làm gì cho con. Những nỗi buồn của con, sự đau khổ của con, mẹ chỉ có thể nâng đỡ con về mặt tinh thần, chứ không thể giải quyết tận gốc những vấn đề đó. Mẹ chưa đến nỗi gìa, nhưng đôi vai mẹ thì không đủ sức để gánh vác cùng con những gian khó của cuộc đời nữa rồi.
Chỉ có con, con hãy tự mình chấp nhận và vượt qua. Mẹ chỉ biết động viên con, ủng hộ con, chỉ biết chờ đợi con về và nấu cho con những món ăn mà con thích. Đừng bao giờ mất hi vọng vào cuộc đời con nhé.
Ngày mai con đi rồi, mẹ chỉ biết viết cho con những dòng này để động viên con. Con hãy nhớ, đằng sau con luôn có bố mẹ – những người luôn yêu thương và ủng hộ con….
Con gái của mẹ có nụ cười rạng rỡ và đáng yêu… Đừng bao giờ quên mỉm cười con nhé.
Yêu con!

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Hương vị món ăn Nhật

Dù là một nước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, nhưng trong hương vị của các món ăn, ẩm thực Nhật Bản vẫn bao hàm tính thiên nhiên vô cùng sâu sắc

1.Thiên nhiên trong các món ăn Nhật

Món ăn tươi sống
Món cá sống lưu giữ trọn vẹn sự tươi ngon của hương vị thiên nhiên. Đó là những lát cá có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm ăn cùng mù tạt, gừng, củ cải trắng, tảo biển cuộn tròn trong lá tía tô chấm trong nước tương ngọt Nhật Bản và tương ớt.
Món ăn theo mùa
Vào mùa xuân, để báo hiệu cho mùa đông lạnh giá đã kết thúc, người Nhật ăn món cá shirouo và đón mùa anh đào nở bằng bánh sakura mochi và gạo anh đào. Mùa hè, người Nhật ăn nhiều món ăn mát lành như món lươn, cà tím nướng, đậu edamame, các loại mì lạnh như: mì sợi mỏng somen, mỳ tôm lạnh, các món đậu hũ như: tào phớ Nhật Bản và khổ qua xào đậu hũ của vùng Okinawa. Tháng 5 là mùa cá ngừ, còn tháng 6 là mùa cá ayu. Mùa thu, người Nhật ăn khoai lang nướng, món lăn bột chiên tempura và loại bánh nama-gashi hình quả hồng chín hoặc hình bạch quả. Tháng 9 là tháng của mặt trăng nên những món hầm màu trắng được ưa chuộng như bào ngư, dưa chuột và măng. Để xua tan cái lạnh của mùa đông, người Nhật ăn lẩu, canh oden và món chè đậu đỏ ăn khi còn nóng shiruko. Ngoài ra, người Nhật còn ăn bánh higashi có hình tuyết. Vào mùa đông, người Nhật cũng chuộng ăn các loại quýt, tượng trưng cho mặt trời và dùng để làm quà năm mới.
Món ăn ngày lễ
  • Bữa ăn ngày Tết Nguyên đán của Nhật được gọi là osechi, với món không thể thiếu là bánh giầy ozoni.
2. Thiên nhiên trong Sushi Nhật Bản
Sushi là một món ăn truyền thống của Nhật Bản. Vào mỗi thời điểm khác nhau, thì người ta thường ăn những loại sushi khác nhau. 
  • Mùa xuân (dấu hiệu: hoa anh đào nở): người Nhật thường ăn 5 món Sushi hải sản: Hama-guri(làm từ trai biển vỏ cứng), sayori (làm từ cá biển), tori-gai (làm từ sò trứng Nhật Bản), miru-gai(làm từ tôm, cua, trai, sò, vẹm) và kisu(làm từ cá biển đen Nhật Bản).
  • Mùa hè (dấu hiệu: lá phong xanh tươi): người Nhật làm 4 món sushi hải sản: awabi (làm từ bào ngư), uzuki (làm từ cá vược biển), anago (làm từ cá chình biển Nhật Bản) và aji (làm từ cá ngừ Nhật Bản).
  • Mùa thu (dấu hiệu: lá phong đỏ): người Nhật ăn 3 món sushi là: Kampachi (loài cá thường thay đổi khi chúng lớn lên, từ hiramasa – khi chúng còn nhỏ vào mùa hè đến kampachi -mùa thu và sau cùng là buri -mùa đông), Kohada (làm từ cá trích, cá mòi có chấm) và saba (làm từ Cá thu).
  • Mùa đông (dấu hiệu: tuyết): người Nhật ăn các món sushi hải sản: ika (làm từ cá mực), aka-gai (làm từ trai biển lớn), hirame (làm từ cá bơn) và tako (làm từ bạch tuộc).
Ngoài ra, còn có các món sushi ăn quanh năm như: uni (làm từ nhím biển), maguro (làm từ cá ngừ), kuruma ebi (làm từ tôm hùm), tamago (làm từ trứng), và kampyo-maki (bí cuộn tròn).

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Phong cách trước mỗi bữa ăn của người Nhật:


1. Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama desh*ta” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”. Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay như thế nào?
 
 
Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng.
 
Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật.
 
Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật.
 
Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.
Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?
 
Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn.
 
Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.
 
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa.
 
Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.
 
Người Nhật thích ăn món gì nhất?
 
Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti).
 
Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).
 
Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?
 
Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà.
 
Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng.
 
Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán).
Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.
 
Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?
 
Shoyu (Sho là chữ "tương" nghĩa là nước tương, yu là chữ "du" nghĩa là "dầu", "dầu ăn") bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật.
 
Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này.
 
Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
 
Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?
 
Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso.
 
Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh.
 
Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).
 
Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?
 
Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp.
Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.
 
Thế nào là cách cầm đũa đúng?
 
Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái.
Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng.
 
Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa.
Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?
 
Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày.
 
Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị.
 
Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.